Từ trước đến nay việc chơi bài vào mỗi độ Tết đến xuân về đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nổi bật nhất phải kể đến chính là thú vui chơi bài Tam Cúc- một trong những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Vậy cách đánh bài Tam Cúc ra sao? Hãy cùng AW8 tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đôi nét về bài Tam Cúc
Tam Cúc là tên gọi của một loại bài lá lâu đời có nguồn gốc xuất xứ từ miền Bắc nước ta. Loại bài này dường như đã gắn liền với hình ảnh thân thuộc và giản dị của làng quê Việt Nam- nơi những con người thuộc tầng lớp bình dân quây quần bên nhau vào mỗi độ nông nhàn hay những ngày hội hè của Lễ Tết.
Theo thời gian, nhờ có sự phát triển của công nghệ mà bài Tam Cúc đã và đang được biết đến ngày càng rộng rãi hơn thông qua phiên bản game Online. Tuy nhiên cảm giác được chơi bài Tam Cúc bên tiết trời se lạnh, cùng nhau ngâm nga các câu gọi bài hay reo mừng chiến thắng chắc chắn đã trở thành một phần kí ức đẹp đẽ mà không gì có thể thay thế được.
Giới thiệu các quân bài sử dụng trong bài Tam Cúc
Trước khi bắt đầu học cách đánh bài Tam Cúc, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của các quân bài dùng trong trò chơi này, cụ thể như sau:
Số lượng quân bài
Bộ bài Tam Cúc có tổng cộng là 32 lá, gồm 16 lá màu đen và 16 lá màu đỏ. Mỗi màu sẽ có 1 lá bài Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt. Giới thiệu đến đây, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy có một chút thân quen bởi số lượng cùng tên gọi của các quân bài Tam Cúc hoàn toàn tương đồng với bộ môn cờ Tướng.
Do vậy chúng ta có thể ngầm hiểu bài Tam Cúc chính là một biến thể bài lá, với số lượng người chơi nhiều hơn và dễ chơi hơn so với cờ Tướng. Đặc biệt loại bài này vốn được nhiều người ưa chuộng hơn bởi số lượng lá bài chỉ có 32 thay vì đến tận 120 lá như khi chơi Tổ Tôm. Đó cũng là lý do vì sao bài Tam Cúc thường được các bà các cô cùng nhau chơi bên cạnh nồi bánh chưng trong lúc chờ bánh chín.
=>> Xem thêm: Kèo chẵn lẻ là gì? cách xem kèo hay nhất
Giải thích ý nghĩa
Lá bài Tam Cúc truyền thống sẽ được làm từ loại bìa mỏng, cắt theo hình chữ nhật dài và hẹp. Tùy thuộc vào hình vẽ bên trên chúng ta có thể phân biệt các quân bài Tam Cúc như sau:
- Tướng (將): hình ảnh trên lá bài này là một vị tướng lĩnh ngồi trên ghế, sau lưng có cắm cờ. Lá màu đỏ được gọi là Tướng ông và lá màu đen gọi là Tướng bà
- Sĩ (士): trên lá bài Sĩ sẽ có hình vẽ một vị quan đội mũ cánh chuồn, phía sau có một em bé đứng khoanh tay. Lá màu đỏ được gọi là Sĩ điều
- Tượng (象 ): hay còn gọi là tịnh, có hình vẽ một con voi trên mỗi lá bài. Lá màu đỏ gọi là Tượng hồng còn lá màu đen là Tượng thâm.
- Xe (車): đúng như tên gọi, hình trên lá bài này sẽ là hình của một cỗ xe kéo, phía dưới có ba khối màu đỏ-xanh-vàng.
- Pháo (砲): lá bài này có hình vẽ của một khẩu pháo
- Mã (馬): lá bài Mã có hình vẽ của một con ngựa trên đó
- Tốt (卒): là lá bài có vẽ hình ảnh người lính đứng cầm cây giáo.
Theo luật, sức mạnh của các lá bài sẽ giảm dần theo thứ tự Tướng > Sĩ > Tượng > Xe > Pháo > Mã > Tốt. Lá bài đỏ mạnh hơn lá bài đen cùng tên. Như vậy trong một bộ bài Tam Cúc, lá bài mạnh nhất sẽ là Tướng ông và yếu nhất sẽ là lá Tốt đen.
Cách xếp bài Tam Cúc
Mặc dù được viết tên bằng tiếng Hán, nhưng thông qua hình vẽ, bạn cũng sẽ dễ dàng ghi nhớ và hiểu được ý nghĩa của mỗi quân bài là gì. Tuy nhiên để nắm được cách đánh bài Tam Cúc, trước tiên bạn phải học cách xếp các quân bài của nó sao cho nhuần nhuyễn nhất, cụ thể là:
- Đôi: hai quân bài cùng tên cùng màu xếp cạnh nhau sẽ tạo thành bộ đôi, ví dụ đôi Tượng hồng, đôi Sĩ điều,…
- Bộ ba: trong cách đánh bài Tam Cúc, người chơi có quyền ra một bộ gồm ba lá bài Xe-Pháo-Mã hoặc Tướng-Sĩ-Tượng với điều kiện là cùng màu sắc. Tuy nhiên người chơi sẽ không được ghép Tượng-Xe-Pháo hoặc Sĩ-Tượng-Xe thành bộ ba.
- Tứ tử: Khi xếp bốn là bài Tốt cùng màu ta sẽ có một bộ Tứ tử
- Ngũ tốt: Tương tự khi xếp 5 lá bài Tốt cùng màu sẽ tạo thành một bộ Ngũ Tốt
- Các lá bài còn lại nếu không tạo thành bộ sẽ được xem là bài lẻ.
Hướng dẫn A-Z cách chơi bài Tam Cúc cho người mới bắt đầu
Sau khi đã nắm được kiến thức căn bản, chúng ta sẽ bắt đầu đi vào hướng dẫn cách chơi bài Tam Cúc chi tiết hơn, bao gồm:
Hướng dẫn chia bài
Không giống như các loại bài khác, bộ bài Tam Cúc sẽ có cách chia khác nhau tùy theo số lượng người tham gia trong một ván bài, cụ thể là:
- Hai người: bộ bài chia đôi mỗi bên 16 lá, tuy nhiên khá ít người thích chơi hai người bởi cả hai đều đã biết bài của đối phương gồm có những quân gì
- Ba người: mỗi người chơi sẽ được chia 9 lá, 5 lá bài không được chia sẽ gồm có: hai lá Tướng, 1 Sĩ đỏ, 1 Tốt đỏ và 1 Tốt đen
- Bốn người: đây là số lượng người chơi lý tưởng nhất, mỗi người sẽ được chia đều 9 lá và không phải bỏ bất kỳ quân bài nào
Hướng dẫn cách chọn Cái
Với cách đánh bài Tam Cúc truyền thống, để bắt đầu chúng ta cần chọn ra người làm cái. Đây là bước khá quan trọng bởi người được chọn sẽ có lợi thế và chủ động chơi hơn những người còn lại. Để công bằng, bộ bài sẽ được trộn thật kỹ, sau đó một người sẽ chọn ngẫu nhiên ra một lá bất kỳ.
Tiếp theo tất cả người chơi sẽ đếm theo chiều tay phải sang của người bốc bài đó thứ tự Tướng > Sĩ > Tượng > Xe > Pháo > Mã > Tốt. Lá bài được bốc có tên là gì thì sẽ dừng lại tại vị trí của người tương ứng và người đó sẽ được chọn làm cái.
Quy trình diễn ra một ván bài Tam Cúc
Đầu tiên người làm Cái sẽ có quyền ra bài và gọi bài ví dụ gọi một cây, hai cây, ba cây,…để những người còn lại cũng ra bài tương ứng. Lưu ý với những ván có 2 hoặc 4 người chơi, Cái chỉ được ra cao nhất là Tượng hồng ở lượt đầu tiên và không được ra quân Tướng hoặc Sĩ. Do đó chúng ta thường sẽ được nghe câu khẩu quyết “ Cấm sĩ – Cấm tượng – Lấy xe cầm đầu” mỗi khi bắt đầu một ván bài Tam Cúc.
Tương tự với ván bài có 3 người chơi, câu khẩu quyết này sẽ được đổi thành “ Cấm sĩ – Cấm tượng – Lấy xe cầm đầu”. Tức là người cầm Cái chỉ được quyền ra bài mạnh nhất là Xe hồng ở lượt đầu tiên và không được ra quân Sĩ hoặc Tượng. Nếu phạm luật Cái sẽ không được quyền ăn những người còn lại.
Lưu ý khi ra bài, mặt có ký hiệu sẽ phải úp xuống chiếu. Sau khi tất cả người chơi đã ra bài xong, Cái sẽ là người đầu tiên lật bài, tiếp theo là đến những người ngồi cạnh. Ai sở hữu bài mạnh nhất sẽ thắng và giành được quyền làm cái. Đặc biệt nếu nhận thấy bài mình yếu hơn, bạn có quyền xin thua và không cần lật bài lên để đảm bảo không bị lộ bài. Sau mỗi lần chơi, các quân bài thua sẽ được thu lại và gọi là rác.
Cách tính điểm
Kết thúc ván bài, tùy vào từng trường hợp chúng ta sẽ có cách tính điểm khác nhau, bao gồm:
- Kết đôi: đến vòng cuối cùng, nếu Cái gọi đôi Tốt đen và thắng thì được tính là Kết đôi. Ngoài ra người chơi nếu thắng Cái bằng bộ đôi mạnh hơn cũng được xem là Kết đôi. Điểm cho người ăn Kết đôi sẽ là 12 điểm ( ván 2 người), 6 điểm ( ván ba người) và 4 điểm ( ván 4 người)
- Kết ba: Tương tự nếu ở vòng cuối mà Cái gọi bộ ba xe-pháo-mã đen hoặc xe-pháo-mã đỏ và thắng sẽ được tính là kết ba. Những người có bộ ba mạnh hơn và đè được cái cũng được tính điểm như vậy. Điểm cho người ăn Kết ba sẽ là 18 điểm (ván hai người), 9 điểm ( ván ba người) và 6 điểm (ván 4 người).
- Ngũ tử, tứ tử hoặc Tốt đen: Ở vòng cuối nếu Cái gọi một trong các trường hợp này và thắng, hoặc những người chơi khác đè được cái thì sẽ được tính 24 điểm ( ván hai người), 12 điểm ( ván ba người) và 8 điểm (ván bốn người)
- Trường hợp tốt đỏ ăn tốt đen sẽ được tính 48 điểm ( ván 2 người), 24 điểm (ván 3 người), 16 điểm (ván 4 người).
=>> Xem thêm: Kèo 3/4 là gì? cách xem kèo 3/4 hay nhất
Lưu ý người kết ở vòng chơi cuối sẽ là người giành chiến thắng, điểm của những người chơi khác sẽ bằng điểm kết trừ đi số các quân bài trên bàn. Trong trường hợp không có kết ở ván cuối, tất cả người chơi sẽ tự so quân bài với nhau. Người chiến thắng sẽ là người có bài nhiều nhất.
Trên đây là toàn bộ cách đánh bài Tam Cúc đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng với việc tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ cách chơi và sẵn sàng khám phá trò chơi thú vị này nhé. Chúc bạn thành công!